Cafe có mặt hơn 100 năm, nhưng mấy ai biết nguồn gốc và hành trình của nó trên đất Việt?

Với đặc tính mềm, ngọt và hương vị hấp dẫn – cafe Việt Nam đã thu hút được một số thị trường khó tính và vươn lên đứng vị trí thứ 2 trên toàn thế giới.

 Với đặc tính mềm, ngọt và hương vị hấp dẫn – cà phê Việt Nam đã thu hút được một số thị trường khó tính và vươn lên đứng vị trí thứ 2 trên toàn thế giới.

Là nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới

Thị phần: 14% thế giới

Mùa vụ: Tháng 10 đến tháng 4

Giống chính: 95% Robusta, 5% Arabica

Phương pháp sơ chế: Tự nhiên hoặc sơ chế ướt

Việt Nam bắt đầu sản xuất cà phê từ 1857.

Đến đầu thế kỷ 20, sau khi cách mạng thành công, nông dân bắt đầu đẩy mạnh trồng cà phê để tối đa hóa lợi nhuận với mức giá hấp dẫn của thị trường.

1912 – 1914, cà phê mới được người Pháp chính thức trồng tập trung, quy mô lớn tại Buôn Ma Thuột.

v1

Cafe trồng tại Việt Nam với hương vị tự nhiên, đậm đà mà không gắt

Năm 1931, các đồn điền cà phê của người Pháp ở Buôn Ma Thuột đã đạt đến sự phát triển thịnh vượng nhờ tiềm năng đất đai, khí hậu cũng như việc sử dụng nhân công giá rẻ. Cà phê robusta được chọn lọc qua nhiều thập kỷ, trở thành giống cà phê chủ lực ở Đăk Lăk.

Đến trước năm 1975, Đăk Lăk có 8.600ha cà phê robusta cho sản lượng 11.000 tấn/năm.

v2Purio Cafe – Một thương hiệu cà phê sạch thuần Việt

Ngày nay, chính phủ đang hướng ngành cà phê đến điểm cân bằng cung – cầu. Robusta vẫn là giống chính, nhưng Arabica cũng được trồng rải rác ở một số vùng.

Các vùng trọng điểm cà phê Việt Nam

v3

Các vùng trồng cafe trọng điểm ở Việt Nam

Cà phê Duyên hải Bắc Trung Bộ

Dải núi chạy dọc Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Tịnh, Nghệ An và Thanh Hóa đã che chắn những đợt gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cây Arabica.

Cà phê Duyên hải Nam Trung Bộ

Một vài hộ trồng cà phê ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đã chuyển sang tưới nước cho cây vào mùa khô để kích thích nở hoa, ra quả, tạo sản lượng trái mùa có giá trị cao.

Cà phê Cao nguyên phía Tây

Tại khu vực Đaklak, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, cây cà phê được trồng ở độ cao 500-700m so với mực nước biển. Thời tiết ở đây chia thành mùa mưa và mùa khô, nắng nóng ban ngày và mát mẻ vào ban đêm.

Cà phê Đông Nam Bộ

Ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước, đất đỏ màu mỡ cùng với thời tiết ẩm ướt cực thuận lợi cho giống Robusta. Mùa thu hoạch thường rơi vào mùa khô.

Chỉ trong vòng 10 năm, Việt Nam đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Điều này một lần nữa khẳng định, Buôn Ma Thuột là vùng đất phù hợp với cây cà phê vào bậc nhất thế giới. Đặc biệt, Cà phê robusta Buôn Ma Thuột đã được người tiêu dùng trên thế giới ngưỡng mộ bởi hương vị tự nhiên, đậm đà, không gắt như cà phê rosbusta ở nhiều nước. Thật tự hào khi đất nước ta xuất sắc trở thành nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 thế giới. Hãy nói đến cafe Việt Nam đến tất cả bạn bè trong nước và quốc tế các bạn nhé.

Theo Coffee Obsession

 

Các bài viết khác:

Brazil – Chuyện chưa kể của nước sản xuất cafe lớn nhất thế giới

Cách thưởng thức cafe nguyên chất sành điệu

Các loại máy xay cafe cho quán và gia đình

Cách nhận biết cafe ngon và cafe nguyên chất

 

 


error: Nội dung đã được bảo vệ! Đừng copy! Thanks!