Cà phê hạt Indonesia – phong phú về chủng loại và hương vị

Indonesia là đất nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 chỉ sau Việt Nam và Brazil, chiếm 7% tổng thị phần thế giới. Ba vùng thánh địa cà phê của quốc gia này nằm ở 3 hòn đảo khác nhau: Sumatra, Java và Sulawesi, khiến cà phê Indo đặc biệt phong phú về cả chủng loại và hương vị.

i1

Bản đồ 3 hòn đảo trồng cà phê lớn: Java – Sumatra – Sulawesi

CÀ PHÊ JAVA

Giống chính: 90% Robusta – 10% Arabica

Mùa thu hoạch: Tháng 6 đến tháng 10

Phương pháp sơ chế: Chế biến ướt

 

caphehat-java

Cà phê trên đảo Java không mang nhiều hương vị đặc trưng, nhưng nhìn chung đều có vị chua nhẹ, thoảng vị hạnh nhân và khá nặng hạt. Năm 1696, Indonesia là đất nước đầu tiên không thuộc châu Phi thử nghiệm trồng cà phê trên diện rộng quanh Jakarta, phía tây đảo Java này.

Những cây con đầu tiên đã chết hàng loạt sau một trận lũ, nhưng trong đợt trồng 3 năm sau, chúng đã bén rễ trên đất Java. Ngành cà phê nở rộ cho đến khi bệnh rỉ sắt tàn phá phần lớn diện tích Typica vào năm 1876.

Từ đây, các hộ dân đồng loạt chuyển sang trồng giống Robusta. Những cây Arabica đầu tiên chỉ xuất hiện vào khoảng những năm 1950, và đến nay chỉ chiếm khoảng 10% diện tích đất trồng cà phê của đảo với các giống Ateng, Jember và Typica.

i2

Cà phê được trồng rộng rãi ở những khu nông trang của nhà nước, tập trung tại cao nguyên Ijen tại phía tây Java. Những nông trang này cung cấp cà phê đã được rửa bằng nước, sạch hơn hẳn những loại cà phê ở các khu vực khác. Những vùng cà phê tư nhân khác cũng đang mọc lên tại Tây Java, xung quanh vùng núi Pangalengan, biến nơi đây thành mảnh đất triển vọng trong tương lai.

CÀ PHÊ SUMATRA

Giống chính: 75% Robusta – 25% Arabica

Mùa thu hoạch: Tháng 10 đến tháng 3

Phương pháp sơ chế: Giling Basah

Ca-phe-hat---SUMATRA

Sumatra là hòn đảo lớn nhất Indonesia. Cà phê nơi đây khá đậm, thoảng hương gỗ, chua nhẹ, và pha trộn nhiều mùi vị, từ mùi của đất, cây bách hương, cho đến vị trái lên men, rau thơm, da thuộc và thuốc lá.

i3

Hình ảnh về cuộc sống tại Sumatra

Cà phê trồng ở đây đa phần là Robusta, và một phần nhỏ Arabica. Nhà sản xuất cà phê đầu tiên ở Sumatra xuất hiện vào 1888, và hiện nay họ đang dẫn đầu về sản lượng Robusta ở Indonesia, cung cấp khoảng ¾  tổng đầu ra cả nước.

Trong họ  Arabica, thì Typica là giống phổ biến nhất, bên cạnh một số dòng khác như Bourbon, Caturra, Catimor, hay Rambung và Abyssinia. Giống Robusta Sumatran được trồng rất phổ biến quanh khu vực trung và nam của hòn đảo.

i4

Nông dân trồng cà phê tham dự sự kiện Origin Experience của Starbucks tại Sumatra

Nông dân thường trồng xen canh nhiều loại cây, tạo sự lai giống tự nhiên. Bởi nguồn nước có hạn, những hộ trồng quy mô nhỏ thường sử dụng phương pháp xử lý truyền thống có tên Giling Basah, tạo cho cà phê màu xanh đặc biệt, nhưng đồng thời lại dễ gây vỡ hạt và mùi hôi.

i5

Một người nông dân đang “giling basah”

“Giling Basah” là một thuật ngữ được người Indonesia dùng để mô tả các phương pháp tách vỏ hạt Arabica. Dịch từ tiếng Indonesia, thuật ngữ này có nghĩa gốc là “nghiền ướt”. Cùng với đó, các ngành công nghiệp cà phê Arabica cũng sử dụng các thuật ngữ “tách vỏ ướt”, “rửa bán phần” và “sấy bán phần” để mô tả quá trình tương tự.

Hiệu quả của quá trình này là gì? Cà phê chế biến theo cách này  được mô tả là cay, hoang dại và lấm mùi đất, thường có màu tối và ít chua hơn – điều khiến nhiều người đam mê cà phê Sumatra đánh giá cao. Loại cà phê nãy thường được rang sẫm màu hơn để tăng hương vị thảo mộc của chúng khi rang tạo vị ngọt khác lạ. Trong khi nhiều người nghiện đặc tính phức tạp của cà phê Sumatra, những người khác lại từ bỏ nó ngay từ lần thử đầu tiên.

Chất lượng của cà phê Indonesia khá bất ổn định, và những khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến những nguồi hàng chất lượng cao trở nên khó tiếp cận.

CÀ PHÊ SULAWESI

Giống chính: 5% Robusta – 95% Arabica

Mùa thu hoạch: Tháng 9 đến tháng 9

Phương pháp sơ chế: Giling Basah và chế biến ướt

cafe-hat---SULAWESI

Trong số các hòn đảo của Indonesia, Sulawesi trồng nhiều Arabica nhất. Cà phê được sơ chế mang hương nho, quả mọng, các loại hạt và vị cay nồng của hương liệu, có vị mặn, chua dịu và khá đậm. Sulawesi chiếm khoảng 2% mùa vụ của cả Indonesia, với khoảng 7,7 tấn Arabica mỗi năm. Robusta, tuy cũng có mặt, nhưng thường được chính người dân đảo tiêu thụ hơn là đem đi xuất khẩu.

i6

Công việc hàng ngày của một người dân đảo điển hình

Đất Sulawesi giàu sắt, phù hợp để trồng các loại Typica, S 795 và các chủng Jember ở những vùng đất cao.

Đa số nhà sản xuất đều là các hộ dân, chỉ 5% sản lượng đến từ các nông trang quy mô lớn. Phương pháp sơ chế thường dùng cũng là Giling Basah, và kết quả chính là loại cà phê Indo với màu xanh đen đặc trưng. Một vài hộ đã bắt đầu chuyển qua phương pháp tương tự miền Trung Mỹ, nâng giá hạt cà phê của họ. Sự chuyển biến tích cực này bắt nguồn từ sự đầu tư của nhà nhập khẩu lớn nhất là Nhật Bản, nhằm đảm bảo chất lượng hạt cà phê đạt tiêu chuẩn của thị trường nội địa.

Theo Coffee Obsession

 

Các bài viết khác:

Cà phê hạt Ethiopia – cà phê 100% tự nhiên, thoảng hương hoa, thảo dược và các loại quả

Hành trình của hạt cà phê

Hành trình của hạt cà phê: Việt Nam

Hành trình của hạt cà phê: Brazil

Minigames: “XỔ SỐ CUỐI TUẦN: ĐOÁN SỐ ĐÚNG, TRÚNG CÀ PHÊ NGON.”

 

 

 


error: Nội dung đã được bảo vệ! Đừng copy! Thanks!