Đặc sản cà phê Khe Sanh Quảng Trị

Cà phê Khe Sanh được người Pháp khai sanh và trồng những cây cà phê đầu tiên từ những năm đầu của thế kỷ 20; tuy nhiên, phải đến đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 thì cây cà phê Khe Sanh mới sống lại và được mở rộng diện tích trồng, với giống mới, tạo nên diện mạo một vùng nguyên liệu cà phê hoàn toàn mới và ngày càng được biết đến.

 

 

Macintosh HD:Users:DiepVo:Desktop:Screen Shot 2016-11-29 at 3.37.19 PM.png

Bản đồ làng Khe Sanh đầu thế kỷ 19

Macintosh HD:Users:DiepVo:Downloads:HAI_1719.JPG

Một góc Khe Sanh ngày nay (Ảnh: Quang Hải)

 

Khe Sanh cách phía Tây thành phố Đông Hà, Quảng Trị khoảng 63km và cách phía Đông cửa khẩu Lao Bảo 20km. Khe Sanh có độ cao trung bình 400m so với mực nước biển, khí hậu nhiệt đới – gió mùa nhưng nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 23-240C. Mưa được phân bố đều cho cả năm, tổng lượng mưa tới gần 2.300mm với 150-160 ngày mưa/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau nhưng mùa hè của đồng bằng thì Khe Sanh vẫn mưa do ảnh hưởng của khí hậu Lào. Từ tháng 2 đến tháng 4 thường có sương mù dày đặc vào buổi sáng. Tiết trời Khe Sanh đẹp nhất là vào tháng 8 và tháng 2.

 

Người khai sinh ra cà phê Khe Sanh

 

Eugène Poilane đến miền Nam Việt Nam năm 1909 với danh nghĩa là công nhân pháo binh làm việc cho xưởng công binh hải quân. Sau đó nhà tự nhiên học Auguste Chevalier đã chỉ định Poilane làm thăm dò viên cho viện sinh vật học và Poilane trở thành đại diện cho dịch vụ quản lý rừng của Đông Dương năm 1922.

Năm 1918, lần đầu Poilane đi xuyên qua khu vực sau này là làng Khe Sanh. Do bị hấp dẫn bởi cây cối tươi tốt ở đây và nghĩ rằng đất đỏ thì tốt như bất cứ thứ gì ở vùng Tuscany (Ý), năm 1926 Poilane quay trở lại Khe Sanh và nhập những cây cà phê Chiari để trồng và lập nên đồn điền cà phê đầu tiên ở Khe Sanh.

 

Eugène Poilane (1888-1964)

 

Cà phê Khe Sanh ngày nay

 

Diện tích trồng cà phê ở Khe Sanh khoảng 4.600ha tập trung ở 3 xã: Hướng Phùng , Hướng Linh và Tân Liên; rải rác ở các xã Hướng Tân, Hướng Sơn, Phùng Lâm và xã Húc. Xã Hướng Phùng đóng vai trò quan trọng nhất do (1) có diện tích trồng lớn nhất chiếm đến 80% diện tích trồng cà phê của huyện Hướng Hoá, (2) thời tiết thuận lợi nhất do mưa ít nhất trong các xã và (3) độ cao phù hợp, cao 670m so với mực nước biển.

 

Vùng cà phê nguyên liệu Khe Sanh (Ảnh: Quang Hải)

 

Giống cà phê được trồng chủ yếu ở Khe Sanh là Catimor trái đỏ từ năm 1993, Catimor trái vàng rất ít. Khe Sanh đã từng thử nghiệm trồng Robusta từ năm 1968 nhưng không thành công do cây Robusta thụ phấn chéo và không chịu nổi khô hạn, đỉnh điểm là mùa khô năm 2015 (12/2014 đến 5/2015) khô hạn đã giết sạch cây Robusta ở Khe Sanh. Năm 2013, Viện nghiên cứu Tây Nguyên lai tạo thành công giống TN1, lai giữa Robusta và Typica, hiện được trồng thử nghiệm ở nông trường Tân Lâm.

 

Cà phê Khe Sanh trổ bông vào tháng 3, chia làm 3 đợt. Khe Sanh thu hoạch cà phê kéo dài từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1DL năm sau. Sản lượng trung bình của cà phê Khe Sanh là 18 tấn cà phê tươi/ha, tương ứng 6 tấn cà phê thóc/ha hay 4,8 tấn cà phê nhân/ha. Cà phê nhan của Khe Sanh chủ yếu được chế biến ướt, rồi sấy khô, do thu hoạch đúng mùa mưa.

 

 cà phê Khe Sanh 4 - Purio Cafe

Thu hoạch cà phê (ảnh: Quang Hải)

 

Mô hình câu lạc bộ nông hộ

 

Hiệp hội cà phê Khe Sanh có 34 thành viên, gồm xí nghiệp chế biến và nông hộ kết hợp cơ sở chế biến. Khe Sanh có 3 nhà máy xuất khẩu cà phê nhân: Đại Lộc, Minh Tiến và Thương Phú, 6 nhà máy doanh nghiệp: Acep, Thành Danh, Trần Thị Hương Trung, Bùi Thị Hương Khương, Sân Quyết và Vương Thái, và có thêm khoảng 6 nông hộ tham gia chế biến cà phê nhân. Đại Lộc 1 năm chế biến khoảng 3.000 tấn cà phê nhân. Minh Tiến 1 năm xuất khoảng 800 container cà phê nhân.

 

Ngoài ra, Khe Sanh có một câu lạc bộ nông hộ điển hình, từ 7-10 nông hộ hợp lại cùng trao đổi phương thức canh tác, thu hoạch và chế biến theo yêu cầu của doanh nghiệp thu mua chế biến, theo hướng cà phê sạch, không dùng thuốc diệt cỏ trong rẫy cà phê, hạn chế dùng phân bón hoá học (thay thế dần bằng phân vi sinh), v.v. Từ đó, doanh nghiệp cam kết thu mua cà phê tươi với giá cao hơn thị trường.

 

Quy mô nông hộ lớn cũng chỉ khoảng 4-5ha/nông hộ, nên các doanh nghiệp và cơ sở chế biến phải thu mua từ rất nhiều nông hộ. Do đó, chất lượng cà phê tươi không đồng đều, khó kiểm soát chất lượng trái tươi về mặt phẩm và chất, tỉ lệ trái xanh dạt bỏ ra cao.

 

Các doanh nghiệp và cơ sở chế biến cà phê nhân ở Khe Sanh tuy ít nhưng khá năng động và có mong muốn mở rộng thị trường, cải tiến chất lượng chế biến cà phê nhân. Bản thân cà phê Khe Sanh cũng có đặc trưng: hương của dứa và vị chát mặn. Do vậy, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho cà phê Khe Sanh.

 

PURIO COFFEE

(Cảnh báo không copy nội dung từ website PurioCafe trừ khi được cho phép. Chúng tôi sẽ report Google nếu cố tình copy)

 

 

 


error: Nội dung đã được bảo vệ! Đừng copy! Thanks!